Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì? Nội dung và Lợi ích mang lại

TIÊU CHUẨN ISO 9001 LÀ GÌ?

Tiêu chuẩn ISO 9001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 – Bộ tiêu chuẩn quốc tế được duy trì bởi tổ chức ISO, có mục tiêu trợ giúp các tổ chức xây dựng, áp dụng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực. Trong đó, ISO 9001 được xem là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

Tên đầy đủ của Tiêu chuẩn: ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

ISO 9001 là một Tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loạI hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ.

chung-nhan-iso-9001
ISO 9001 là gì

ISO 9001 do Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành từ năm 1987 và đã trải qua 4 lần soát xét và hoàn thiện từ Phiên bản ISO 9000 năm 1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008; và ISO 9001:2015.

ISO – là tên viết tắt của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (http://iso.org/), Ủy ban ISO là một Tổ chức phi Chính Phủ có nhiệm vụ xây dựng các Tiêu chuẩn áp dụng chung cho tất cả các nước  thành viên với mục tiêu tạo sự tương đồng về hệ thống Tiêu chuẩn trên toàn thế giới.

►Quý khách hãy liên hệ Hotline: 0982 926 625 để được hỗ trợ giải đáp chuyên sâu nhất.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001

ISO 9001 được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thiết lập và vận hành hệ thống quản lý chất lượng của các chuyên gia và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất trên toàn thế giới.

ISO 9001 tập trung vào thiết lập một hệ thống quản lý để đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tiến tới nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

4M-1I-1E là gì?

iso-9001-la-gi
4M-1I-1E là gì?

Một Hệ thống quản lý chất lượng có thể được xây dựng dựa trên nhiều nguyên tắc tùy thuộc vào đặc thù ngành nghề. Tuy nhiên theo chuyên gia của TQC mọi hệ thống thông thường cần tập trung vào việc thiết lập các yêu cầu và quản lý sự tương tác giữa các yếu tố là 4M-1I-1E, cụ thể:

  • Material – Nguyên vật liệu;

  • Man – Con người;

  • Machine – Máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh

  • Method – Công nghệ hoặc quy trình sản xuất;

  • Enviromental – Môi trường cho vận hành sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;

  • Information – Trao đổi và tiếp nhận các thông tin nội bộ cũng như bên ngoài

BẢN CHẤT CỦA ISO 9001

Quy định rõ Việc –  rõ Người  –  rõ Cách làm

  • Tổ chức cần chuẩn hóa các hoạt động của các công đoạn thành các quy trình/hướng dẫn vận hành để đảm bảo mọi vị trí trong tổ chức nắm bắt được công việc mình cần triển khai, thực hiện – Đây là rõ việc

  • Lãnh đạo của tổ chức cần quyết định lựa chọn, chỉ định một số nhân sự chủ chốt của các bộ phận để tạo thành nhóm nhân sự để triển khai xây dựng và áp dụng ISO, những nhân sự này cần nắm rõ được công việc, trách nhiệm, quyền hạn của từng người trong bộ phân mình để xây dựng được quy trình/hướng dẫn cụ thể, phù hợp nhất với từng vị trí công việc – Đây là rõ người

  • Các quy trình/hướng dẫn vận hành cần đảm bảo cụ thể, chính xác và được chia thành các bước thực hiện dễ dàng triển khai, thực hiện cho từng vị trí trong tổ chức – Đây là rõ cách làm

Các Quy trình/Hướng dẫn chuẩn đã được thiết lập thì phải được tuân thủ thực hiện

Nhờ đó doanh nghiệp/tổ chức kiểm soát được quá trình sản xuất và đảm bảo được chất lượng sản phẩm/dịch vụ ổn định, tiến tới nâng cao chất lượng sản phẩm.

►Quý khách hãy tham khảo bản tiêu chuẩn ISO 9001 pdf tại đây.

NỘI DUNG ISO 9001

Do khối lượng nội dung tiêu chuẩn lớn, trong bài viết này, TQC không thể nêu chi tiết các nội dung mà chỉ nêu ra các nội dung chính. Nội dung tiêu chuẩn ISO 9001 đã được dịch ra tiếng Việt và các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm đọc, tải về để nghiên cứu một cách dễ dàng và hoàn toàn miễn phí.

Bộ Khung chính trong Tiêu chuẩn ISO 9001 là theo nguyên lý cải tiến liên tục PDCA tức là Plan – Do – Check – Action (Lập kế hoạch – Thực hiện theo kế hoạch – Kiểm tra việc thực hiện có đúng theo hoạch định – Hành động đánh giá, cải tiến:

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 phiên bản mới nhất có đưa ra các yêu cầu về xác định bối cảnh nội bộ, bối cảnh bên ngoài, phân tích các rủi ro/nguy cơ và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro/nguy cơ vào việc hoạch định hệ thống quản lý chất lượng. Cũng như các doanh nghiệp, TQC cũng áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng vào chính các hoạt động của mình. Các chuyên gia của chúng tôi khi đánh giá không chỉ dựa vào kiến thức mà còn dựa vào kinh nghiệm của bản thân, của chính tổ chức để đưa ra được các giải pháp khách quan nhất, tạo thêm giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp khách hàng của mình.

  1. Phạm vi

  2. Tài liệu tham khảo

  3. Thuật ngữ và định nghĩa

  4. Bối cảnh của tổ chức

    1. Hiểu biết về tổ chức và bối cảnh của tổ chức

    2. Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

    3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng

    4. Hệ thống quản lý chất lượng và các quy trình của nó

  5. Lãnh đạo

    1. Lãnh đạo và lời cam kết

      1. Chung

      2. Tập trung vào khách hàng

    2. Chính sách

      1. Xây dựng chính sách chất lượng

      2. Truyền đạt chính sách chất lượng

    3. 5.3. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức

  6. Lập kế hoạch

    1. Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

    2. Mục tiêu chất lượng và hoạch định đạt mục tiêu

    3. Hoạch định sự thay đổi

  7. Hỗ trợ

    1. Tài nguyên

      1. Chung

      2. Con người

      3. Cơ sở hạ tầng

      4. Môi trường cho hoạt động của quy trình

      5. Giám sát và đo lường tài nguyên

      6. Kiến thức về tổ chức

    2. Năng lực

    3. Nhận thức

    4. Giao tiếp

    5. Thông tin tài liệu

      1. Chung

      2. Tạo và cập nhật

      3. Kiểm soát thông tin dạng văn bản

  8. Hoạt động

    1. Lập kế hoạch hoạt động và kiểm soát

    2. Yêu cầu đối với sản phẩm dịch vụ

      1. Giao tiếp khách hàng

      2. Xác định các yêu cầu liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ

      3. Đánh giá các yêu cầu liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ

      4. Thay đổi các yêu cầu liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ

    3. Thiết kế và phát triển sản phẩm và dịch vụ

      1. Chung

      2. Lập kế hoạch thiết kế và phát triển

      3. Đầu vào kế hoạch thiết kế và phát triển

      4. Kiểm soát kế hoạch thiết kế và phát triển

      5. Đầu ra kế hoạch thiết kế và phát triển

      6. Thay đổi thiết kế và phát triển

    4. Kiểm soát sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bên ngoài

      1. Chung

      2. Loại và mức độ kiểm soát

      3. Thông tin cho các nhà cung cấp bên ngoài

    5. Sản xuất và cung cấp dịch vụ

      1. Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ

      2. Nhận dạng và xác định nguồn gốc

      3. Tài sản thuộc về khách hàng hoặc nhà cung cấp bên ngoài

      4. Dự phòng

      5. Hoạt động giao hàng qua bưu điện

      6. Kiểm soát các thay đổi

    6. Phát hành sản phẩm và dịch vụ

    7. Kiểm soát đầu ra không phù hợp

  9. Đánh giá hiệu suất

    1. Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá

      1. Chung

      2. Sự hài lòng của khách hàng

      3. Phân tích và đánh giá

    2. Kiểm toán nội bộ

    3. Xem lại việc quản lý

      1. Chung

      2. Đầu vào xem xét quản lý

      3. Kết quả đánh giá quản lý

  10. Cải tiến

    1. Chung

    2. Sự không phù hợp và hành động khắc phục

    3. Cải tiến liên tục

TẠI SAO ISO 9001 QUAN TRỌNG

ISO 9001 được áp dụng rộng rãi phổ biến trên thế giới. Khi có được chứng nhận ISO 9001, chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và đáp ứng những tiêu chuẩn chung của quốc tế. Các doanh nghiệp áp dụng ISO 9001 để chứng minh rằng doanh nghiệp bạn có thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng .

Việc thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trước hết liên quan đến các thực hành tốt để giúp các doanh nghiệp học cách (liên tục) đánh giá hiệu quả hoạt động theo mục tiêu, chi phí so với lợi ích và tận dụng kiến ​​thức nội bộ. Một số điểm quan trọng của ISO 9001 phải được kể đến như: 

Tiếp cận theo quá trình

Phương pháp tiếp cận theo quy trình là trọng tâm của tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Cách tiếp cận này mang lại những lợi ích đơn giản cho các doanh nghiệp. Việc phác thảo bản đồ các quy trình của doanh nghiệp, xác định sơ đồ các hoạt động, số liệu thu phí và kết quả giúp chính thức hóa các quy trình để các hành động hiệu quả hơn, các bài học được rút ra và thời gian cũng như chi phí được tối ưu hóa.

Tư duy lặp đi lặp lại là cơ sở của tiêu chuẩn ISO. Vòng lặp Kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra-Hành động (PDCA) là mô hình thích hợp nhất khi cần điều chỉnh và linh hoạt để có được kết quả nhất quán và chấp nhận các thay đổi dựa trên đó cho lần lặp tiếp theo. Trên thực tế, mô hình này là một cơ hội để không hoàn tác những gì đã và đang được thực hiện. Đây là yếu tố thành công then chốt của một doanh nghiệp.

Quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro được thúc đẩy bởi tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Đây là một trong những phương pháp hay nhất hữu ích và mạnh mẽ nhất cho doanh nghiệp. Nó thúc đẩy nhân viên gặp gỡ và xác định rủi ro của từng dự án, đánh giá từng rủi ro và tranh luận về những hành động giảm thiểu thích hợp nhất là gì, để giảm tác động hoặc sự xuất hiện của những rủi ro lớn.

Kết quả là, nếu và khi rủi ro trở thành hiện thực (bất chấp các biện pháp phòng ngừa), sẽ có ít phản ứng cảm tính hơn và nhiều hành động chống trả chuyên nghiệp hơn. Điều này sẽ củng cố đội và tối đa hóa cơ hội thành công.

Hướng vào khách hàng

Nếu có, “phương châm” được truyền đạt tốt nhất bởi tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là “tập trung vào khách hàng của bạn!” Hơn 80% các quy trình do một doanh nghiệp thực hiện đều hướng trực tiếp vào khách hàng và tiêu chuẩn này cực kỳ liên quan đến chính quy trình bán hàng. Các hành động chính như đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và tận dụng sự tham gia của khách hàng để cải thiện hệ thống, được đưa vào các nhóm bán hàng.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, phần thưởng bổ sung của việc được chứng nhận ISO 9001 là thực tế đơn giản là nó cho phép các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của khách hàng yêu cầu tiêu chuẩn đó để tiến hành kinh doanh.

LỢI ÍCH ISO 9001 MANG LẠI

ISO 9001 đem đến rất nhiều lợi ích vượt trội và thiết thực không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà còn cho cả khách hàng. Cụ thể như sau: 

Lợi ích của ISO 9001 đối với doanh nghiệp

– Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả.

– Củng cố uy tín của lãnh đạo.

– Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng.

– Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí.

– Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

– Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết.

– Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất.

– Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp.

– Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

– Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên.

– Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng.

– Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên. Nhân viên biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc.

– Luôn cải tiến để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng.

Lợi ích của ISO 9001 đối với khách hàng

– Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng. Từ đó tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.

– Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của khách hàng.

– Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện.

– Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

– Củng cố và phát triển thị phần. Giành ưu thế trong cạnh tranh.

– Tăng uy tín trên thị trường. Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực.

– Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp.

– Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng.

Đặc biệt, ISO 9001 là cơ sở để phát triển các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như quản lý môi trường – ISO 14001, quản lý an toàn và sức khỏe – OHSAS 18001, quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27001… 

►Quý khách quan tâm đến dịch vụ chứng nhận ISO 9001 có thể để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0982 926 625 để được hỗ trợ nhanh nhất.

HOTLINE HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN TOÀN QUỐC:

Miền Bắc: 0982 926 625 / Miền Trung: 0965 338 523 / Miền Nam: 0962 668 325

TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG TQC
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 15, ngõ 168 đường Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0982 926 625
Email: hotro@chungnhan.org.vn
Chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng: Tầng 2, Tòa nhà VINADCO BUILDING, Số 01-03 Hồ Quý Ly, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0962 668 325 
Email: hotro@chungnhan.org.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Tầng 6, Dãy A, 39 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0962 668 325 
Email: hotro@chungnhan.org.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *