Dịch Vụ Chứng Nhận Hợp Quy Thức Ăn Thủy Sản | Chuyên nghiệp – Uy Tín

Sản phẩm thức ăn thủy sản phải được chứng nhận hợp quy và công bố lưu hành và được cấp số phiếu tiếp nhận để ghi nhãn và truy xuất thông tin sản phẩm trên thị trường. Theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, từ ngày 01/1/2020, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản là bắt buộc

Thức ăn thủy sản là sản phẩm tác động trực tiếp tới sự phát triển của thủy sản. Chất lượng thủy sản phụ thuộc lớn vào nguồn thức ăn, cho nên việc lựa chọn thức ăn thủy sản trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở nuôi trồng. Ngoài ra, thức ăn thủy sản có thể ảnh hưởng gián tiếp và gây ra các hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe con người từ việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
 
Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn thủy sản:
 
Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗn hợp. Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT.
Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung. Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT.
Thức ăn thủy sản. Phần 3: Thức ăn tươi, sống. Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT.
 
Theo quy định tại các QCVN trên, kể từ ngày 01/1/2020, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. 
 

Lợi ích khi có chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

  • Điều kiện đảm bảo thức ăn thủy sản được phép lưu hành trên thị trường;
  • Khẳng định chất lượng nguồn thức ăn thủy sản: Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm là một minh chứng với người nuôi trồng thủy sản và cộng đồng rằng sản phẩm thức ăn thủy sản của doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho thủy sản, cũng như người tiêu dùng những thực phẩm được nuôi trồng bằng thức ăn thủy sản đó;
  • Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản kiểm soát được chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro về pháp lý hoặc các chi phí liên quan nhờ tuân thủ đúng quy chuẩn Việt Nam;
  • Nâng cao uy tín, lợi thế cạnh tranh: tạo dựng lòng tin từ khách hàng giúp nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất;
  • Là lời cam kết của doanh nghiệp bảo vệ sức khỏe nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng;
  • Điều kiện giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội xuất khẩu thức ăn thủy sản đến nhiều thị trường quốc tế.

TQC – Đơn vị uy tín số 1 dành cho doanh nghiệp bạn 

Giá Trị TQC Mang Lại Cho Doanh Nghiệp

  • Chứng nhận hợp pháp và trực tiếp: TQC đã được cấp phép đánh giá và cấp giấy chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản . Do đó, dịch vụ của chúng tôi là trực tiếp, không qua trung gian và có giá trị pháp lý
  • Với quy trình làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, TQC cam kết thủ tục nhanh gọn, giảm thời gian chậm trễ trong mỗi công đoạn, đảm bảo thời gian nhận chứng chỉ nhanh nhất, đảm bảo phương châm “Nhanh – Chuẩn mực – Thân thiện và Chuyên nghiệp”
  • Chứng chỉ hiện đại: TQC là tổ chức chứng nhận đầu tiên ở Việt Nam thiết lập Hệ thống truy xuất chứng chỉ thông qua mã QR code, để đảm bảo mọi khách hàng và đối tác của khách hàng ở mọi nơi đều có thể truy xuất được giá trị hiệu lực của chứng chỉ.

Các bước đưa sản phẩm thức ăn thủy sản ra thị trường

  • Bước 1: Xây dựng và hoàn thiện điều kiện nhà xưởng sản xuất đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 27, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản tại Chi cục thủy sản các tỉnh/Sở nông nghiệp các tỉnh đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoặc tại Tổng cục Thủy sản đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Bước 3: Xây dựng Tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
  • Bước 4: Đăng ký chứng nhận sản phẩm phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – thử nghiệm mẫu sản phẩm để chứng minh sản phẩm phù hợp Quy chuẩn.
  • Bước 5: Gửi hồ sơ công bố phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tới Chi cục Thủy sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố.
  • Bước 6: Đăng ký thông tin thức ăn thủy sản trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản của Tổng cục thủy sản để được cấp Mã số tiếp nhận.
  • Bước 7: Sau khi được cấp mã số Tiếp nhận (AA-BBBBBB) thì doanh nghiệp có trách nhiệm ghi trên nhãn sản phẩm để phục vụ quản lý, truy xuất nguồn gốc cũng như đảm bảo đáp ứng quy định để đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường hợp pháp. Ngoài ra, thông tin trên nhãn sản phẩm cũng phải đáp ứng yêu cầu tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

HOTLINE HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN TOÀN QUỐC:

Miền Bắc: 0982 926 625 / Miền Trung: 0965 338 523 / Miền Nam: 0962 668 325

TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG TQC
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 15, ngõ 168 đường Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0982 926 625
Email: hotro@chungnhan.org.vn
Chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng: Tầng 2, Tòa nhà VINADCO BUILDING, Số 01-03 Hồ Quý Ly, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0962 668 325 
Email: hotro@chungnhan.org.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Tầng 6, Dãy A, 39 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0962 668 325 
Email: hotro@chungnhan.org.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *